Trẻ chậm tăng cân là vấn đề nhức nhối của nhiều ba mẹ. Nếu gia đình bạn cũng có bé chậm tăng cân, không lên cân dù bé ăn nhiều, bổ sung nhiều dinh dưỡng thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Làm sao để biết bé chậm tăng cân
Giai đoạn bé bắt đầu phát triển từ một em bé sơ sinh trở thành những cậu bé, cô bé sẽ bắt đầu từ 2-5 tuổi. Ở giai đoạn này các bé sẽ được phát triển đầy đủ về thể chất, bé sẽ có nhiều năng lượng để chạy nhảy, hòa mình vào cộng đồng, sẵn sàng khám phá thế giới bên ngoài. Từ đó ba mẹ nên theo dõi cân nặng của bé từ đó đánh giá tình trạng sức khỏe và quá trình phát triển của con.
Việc bé bị chậm tăng cân thực tế không phải là một chứng bệnh quá nguy hiểm, nó chỉ là một dấu hiệu cảnh báo bé yêu đang có vấn đề về việc hấp thụ dinh dưỡng hoặc thiếu dinh dưỡng.
Một vài trường hợp để nhận biết bé chậm tăng cân:
- Bé có cân nặng, chiều cao thấp hơn mức tiêu chuẩn, chỉ số BMI thấp
- So với bạn bè đồng trang lứa, bé thấp còi hơn
- Bé không có khả năng tham gia các hoạt động thể thao, chạy nhảy không đủ sức
- Bé hay bị ốm vặt
Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân
Việc bé bị chậm tăng cân sẽ có rất nhiều nguyên do, mỗi đứa trẻ sẽ bị gặp một nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy ba mẹ nên theo dõi sinh hoạt hằng ngày của bé và dựa trên các nguyên nhân ở dưới để chẩn đoán nguyên nhân chính cho bé yêu nhà mình
Chế độ ăn chưa phù hợp với cơ địa của bé, các chất dinh dưỡng cung cấp cho bé chưa có sự đa dạng, có thể thiếu chất xơ, dư chất protein. Dẫn tới cơ thể bị dư thừa, không đủ dưỡng chất cung cấp.
Hệ tiêu hóa của bé kém, đường ruột chưa tốt cũng là nguyên nhân khiến thức ăn khi hấp thụ vô không được chuyển hóa hoàn toàn, cơ thể không thể phát triển. Bên cạnh đó nếu bé nhai nuốt không kỹ cũng ảnh hưởng rất lớn trong việc tiêu hóa. Vì vậy ba mẹ cần quan tâm.
Bé biếng ăn, kén ăn. Đây có thể là nguyên nhân mà nhiều ba mẹ đang gặp phải. Việc ăn ít không đủ khẩu phần sẽ khiến cơ thể chậm phát triển lại do thiếu dưỡng chất. Ba mẹ nên tìm thêm nguyên do vì sao bé biếng ăn. Đến từ gia vị món ăn hay giờ giấc ăn uống của bé.
Cuối cùng là một nguyên nhân cũng khá phổ biến. Đó chính là tâm trạng của trẻ. Nếu gia đình luôn có không khí tươi vui, ấm áp, bé yêu sẽ có tâm lí vui vẻ, hạnh phúc từ đó ăn nhiều, cơ thể thoải mái hấp thụ dinh dưỡng.
Trên đây là các nguyên nhân phổ biến mà các bé thường gặp phải khi bị chậm tăng cân. Để có câu trả lời đúng nhất, ba mẹ cũng nên gặp các bác sĩ để được tư vấn kĩ hơn.
Cách giúp bé tăng cân hiệu quả
Trẻ chậm tăng cân cần chế độ ăn đa dạng, cân bằng
- Trẻ nhỏ thường chỉ thích ăn một vài món mà bé thích, đặc biệt là các thức ăn nhanh như gà rán, khoa tây chiên. Đây là những loại thức ăn nghèo nán về dưỡng chất. Nên nếu bé ăn nhiều cơ thể sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng. Ba mẹ nên khuyến khích con bổ sung, cung cấp một chế độ ăn đa dạng hơn
- Bổ sung Protein (chất đạm) từ các loại thịt nạc bò, cá, hải sản hoặc các nguồn khác như trứng, sữa, sữa chua, phô mai, đậu hũ…
- Ở tuổi nhỏ bé sẽ hoạt động rất nhiều nên ba mẹ cần bổ sung đầy đủ năng lượng thông qua tinh bột đường. Ba mẹ có thể cho bé ăn các thực phẩm lành mạnh như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, yến mạch, các loại bánh giàu dinh dưỡng, trái cây…
- Bên cạnh đó, ba mẹ cần cho bé ăn đầy đủ rau củ quả tươi, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… Để cơ thể bé đủ các chất xơ thúc đẩy hệ tiêu hóa hấp thụ đồ ăn tốt hơn.
- Bổ sung chất béo từ dầu ô liu, trái bơ, phô mai, trứng, sữa chua…
- Cuối cùng ba mẹ cũng phải quan tâm cho cơ thể bé hấp thụ các vitamin và khoáng chất từ trái cây, thực phẩm chức năng,..
Bổ sung nước cho bé đầy đủ tiêu chuẩn.
Nước là một chất không thể thiếu đối với con người. Từ trẻ nhỏ, người lớn, người già ai cũng cần phải bổ sung nước theo tiêu chuẩn hằng ngày.
Nước chất xúc giúp cơ thể chuyển hóa dinh dưỡng. Nếu uống đủ nước sẽ giúp cơ thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất hiệu quả hơn, cải thiện tiêu hóa và hạn chế táo bón. Điều này cũng tương tự với trẻ nhỏ. Mẹ và ba nên đảm bảo mỗi ngày bé luôn được cung cấp đủ nước và sữa.
- Đối với trẻ dưới 10 tuổi mỗi ngày nên uống 1 lít nước/ mỗi ngày
- Bé trên 10 tuổi nên theo theo tiêu chuẩn người lớn 2 lít nước/ mỗi ngày
Ba mẹ không nên ép bé ăn dẫn tới áp lực quá mức.
Như đã trình bày ở phần nguyên nhân, tâm trạng của bé ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng bữa ăn và quá trình tăng cân của bé.
Nhiều gia đình có quan niệm hay la con cái. Nếu bé không ăn, ba mẹ thường chọn cách la rầy, ép ăn, nặng hơn là dọa nạt, quát bé. Điều này nếu diễn ra lâu dài tâm lý bé sẽ hình thành nỗi sợ với thức ăn, mỗi lần ăn đối với bé không còn là niềm vui.
Để giải quyết tình trạng này, ba mẹ hãy thử tìm hiểu nguyên nhân bé chán ăn đến từ đâu. Thử nghiệm các giải pháp mới như cho bé ăn nhiều món khác nhau, mỗi ngày một thực đơn. Khuyến khích bé cùng mẹ đi chợ, cùng mẹ chọn ra các thực phẩm mà bé thích sau đó cùng nhau chế biến. Bé thường sẽ có hứng thú với những món ăn do mình làm và nấu ra.
Ba mẹ có thể tham khảo thêm thực đơn tăng cân cho bé 2 tuổi nếu bé nhà mình đang ở độ tuổi này. Mỗi độ tuổi nên có một thực đơn riêng biệt để bổ sung tốt nhất cho trẻ.
Chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ chậm tăng cân
Việc ăn quá nhiều dinh dưỡng trong một bữa ăn có thể dẫn tới khó tiêu, cơ thể không hấp thụ kịp dẫn tới lãng phí. Hoặc cơ địa bé thuộc tuýp no nhanh dẫn tới việc ăn chưa đủ dưỡng chất. Từ trên, người ta đã tạo ra một giải pháp chia nhỏ khẩu phần ăn. Đây là cách nhiều bà mẹ đang áp dụng.
Nguyên tắc rất đơn giản. Thay vì để bé ăn nhiều trong một bữa, hãy chia nhỏ khẩu phần dinh dưỡng đó làm 3 bữa chính và 3 bữa phụ hằng ngày. Mỗi lần ăn cách nhau từ 2-3 giờ để dạ dạy được đảm bảo đã tiêu hóa hết thức ăn, bên cạnh là thời gian chờ để bé chuẩn bị đói. Việc đói nhanh sẽ giúp bé hứng thú, mong muốn ăn tiếp.
Ba mẹ cung cấp sữa hoặc các chế phẩm từ sữa cho bé
Sữa hoặc các chế phẩm từ sữa luôn là lựa chọn hằng đầu để giải quyết bài toán bé chậm tăng cân. Từ lâu các chuyên gia đã chỉ ra rằng sữa là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ dùng và cực kì phổ biến để mua sử dùng. Khi bé uống sữa, cơ thể không chỉ được cung cấp chất đạm, mà còn được bổ sung canxi – chất giúp bé phát triển xương và răng khỏe mạnh. Ba mẹ có thể tìm chọn loại sũa phù hợp và bổ sung kèm vào các bữa ăn phụ của bé mỗi ngày.
Cuối cùng, nếu gia đình đã thử nhiều cách nhưng tình trạng cân nặng của bé vẫn không được cải thiện thì sắp xếp đưa bé đến gặp bác sĩ gần nhất thăm khám, tư vấn tốt nhất.
Vậy bài viết đã cung cấp hoàn tất các thông tin nguyên nhân bé chậm tăng cân, dấu hiệu bé chậm tăng cân và chỉ ra 5 cách giúp bé tăng cân bền vững. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho ba và mẹ.